Du học Canada diện chứng minh tài chính (CMTC) là con đường đến “xứ sở lá phong” phổ biến nhất. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều sinh viên quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng gặp trở ngại ở bước này khiến giấc mơ du học Canada bị trì hoãn.
Về chứng minh tài chính du học Canada có 2 dạng đó là không CMTC áp dụng cho chương trình SDS và CMTC đối với visa thường. Như vậy nếu bạn đi du học Canada theo dạng visa thường thì vẫn cần phải chứng minh tài chính đó.
Trước hết bạn cần biết tại sao chính phủ nước này lại kiểm soát gắt gao hồ sơ chứng minh tài chính khi xin visa du học Canada, nhất là đối với những quốc gia có tốc độ phát triển chậm như Việt Nam.
Thứ nhất, Canada là một trong những đất nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới. Đi cùng chính sách phúc lợi xã hội tốt, môi trường sống văn minh, khoa học kỹ thuật phát triển,… là chi phí bỏ ra để hưởng những lợi ích đó lại càng nhiều.
Vì vậy, chính phủ Canada bắt buộc phải yêu cầu bạn chứng minh rằng mình có đủ khả năng để sinh sống tại đây mà không bỏ học giữa chừng và kiểm soát cả các thành phần định cư trái phép.
Thứ hai, du học Canada diện chứng minh tài chính cũng phần nào tỏ rõ lý lịch nhân thân của bạn – tức khiến chính phủ yên tâm rằng bạn không phải là một phần tử tội phạm hoặc có “mầm mống” đó (đã từng vi phạm pháp luật). Đến đây thì bạn cũng đã rõ về việc du học Canada có cần chứng minh tài chính không rồi nhé.
Điều kiện du học Canada diện chứng minh tài chính
Mục áp dụng | Diện chứng minh tài chính |
---|---|
Trường | Tất cả các trường trong danh sách DLI, các trường tiểu học và trung học |
IELTS | Không yêu cầu nhưng có sẽ làm hồ sơ thêm đẹp |
Study Plan | Yêu cầu |
Giấy tờ | Chứng minh thu nhập, tài sản và tài chính |
Đóng học phí | Không yêu cầu, nhưng có thể đóng và kèm theo trong bộ hồ sơ CMTC |
Khám sức khoẻ | Không cần khám trước khi nộp hồ sơ nhưng khuyến khích |
Thời gian xử lý hồ sơ | 90 ngày (tùy thời điểm) |
Nộp hồ sơ | Nộp trực tuyến (online) hoặc trực tiếp tại VAC TP. HCM hoặc HN |
Phí chính phủ | 150$ + 85$ vân tay và chụp hình nếu từ 14 tuổi |
1. Các giấy tờ chứng minh tài chính quan trọng nhất
Ở đây, chính phủ Canada sẽ yêu cầu bạn xuất trình hai loại giấy tờ chứng minh cơ bản và xác thực nhất là sổ tiết kiệm tại ngân hàng và giấy tờ, biên lai kê khai thuế lẫn thu nhập của người giám hộ.
Sổ tiết kiệm
Đây sẽ là nguồn cung cấp sinh hoạt phí và học phí trong những học kỳ đầu của bạn tại Canada. Tùy theo khu vực sinh sống và trường đại học, chuyên ngành theo học mà mức tiền ký gửi có thể dao động ít nhiều.
Chẳng hạn, nếu bạn theo học ở các trường đại học lớn như University of Toronto hay University of British Columbia, hạn mức tiền tiết kiệm sẽ cao hơn.
Trong khi đó, học phí và sinh hoạt phí của các trường cao đẳng ở vùng ven ngược lại – thấp hơn một chút. Tuy nhiên, dù đang theo học ở trường nào và định cư tại đâu, bạn cũng phải dự trù trong sổ khoản tiền từ 600 triệu đến 700 triệu VNĐ trở lên.
Để không “ngã ngựa” trong thời gian sắp nhập học cấp bách, bạn nên mở sổ tiết kiệm trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm trước khi làm hồ sơ. Bởi, trong thời gian này, Lãnh sự quán có thể phán quyết rằng tài khoản của bạn không đủ con số kí gửi tối thiểu.
Chứng minh thu nhập hằng tháng của người bảo hộ
Một trong những đảm bảo tiếp theo để du học Canada theo diện chứng minh tài chính là giấy tờ, biên lai chứng minh nguồn thu nhập hằng tháng của người bảo hộ.
Theo đó, đây là nguồn cung chủ yếu cho sinh hoạt phí hằng tháng cho bạn và chính phủ nước sở tại cần chắc chắn rằng, bố mẹ/người giám hộ có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu.
Mức thu nhập tối thiểu dao động qua từng năm, tuy nhiên từ những năm gần đây, chúng thường không bao giờ dưới 40 triệu đồng/tháng. Lãnh sự quán sẽ yêu cầu những giấy tờ sau để bổ sung vào hồ sơ chứng minh tài chính:
- Với trường hợp người làm công ăn lương – nhân viên văn phòng, công chức nhà nước,…: phải có thư xác nhận từ cơ quan/tổ chức tuyển dụng chứng thực vị trí, chức vụ, mức lương,… và kê khai tổng thu nhập hằng tháng
- Với doanh nhân và hộ kinh doanh: cung cấp đủ giấy phép kinh doanh, các hợp đồng gần đây, biên lai thuế và bảng kê khai tổng thu nhập
- Với chủ cho thuê tài sản: trình xuất đủ hợp đồng cho thuê, trong đó đề cập chính xác đến phí cho thuê hằng tháng và ngày/tháng thanh toán, thời hạn hợp đồng
- Với cá nhân và đơn vị bảo lãnh ở Canada: tương tự những giấy tờ trên, người bảo hộ phải chứng minh được hợp đồng lao động, chức vị đang công tác, kê khai lương thưởng, tổng thu nhập trong 2 năm gần nhất và biên lai nộp thuế, tiền gửi ngân hàng cùng thư bảo lãnh ghi chú rõ trách nhiệm của mình với du học sinh.
Hãy lưu ý ba mẹ hoặc người bảo lãnh nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ có xác thực uy tín cùng thời gian mở sổ để tránh việc trì hoãn xét duyệt không cần thiết.
Bên cạnh đó, một số đơn vị kinh doanh thiếu biên lai nộp thuế sẽ gây ra không ít phiền toái cho quá trình chuẩn bị hồ sơ.
Vì vậy, nếu bạn xác định cho con du học Canada theo diện chứng minh tài chính thông thường, hãy thu thập những giấy tờ đó ngay từ bây giờ.
Tuy nhiên, chính phủ Canada sẽ càng yên tâm và cho bạn qua cửa “trót lọt” nếu có thêm một nguồn tài chính phòng hờ có giá trị thực tiễn khác. Một trong số đó là kê khai tài sản cố định – nhà ở, đất đai,…
2. Hồ sơ du học Canada chứng minh tài chính gồm những gì?
Nói tóm lại, bạn sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau để hoàn thành hồ sơ chứng minh tài chính trước khi du học Canada:
- Sổ tiết kiệm với số tiền ký gửi từ 600 triệu VND trở lên
- Giấy tờ chứng minh số tiền gửi trong ngân hàng trong 2 tháng gần nhất
- Các chứng từ có liên quan để chứng minh tài chính hằng tháng của người giám hộ, bao gồm: hợp đồng lao động, kê khai lương thưởng, xác nhận chuyển lương hằng tháng của công ty chủ quản, biên lai thuế thu nhập cá nhân,…
- Các chứng từ sở hữu tài sản cố định còn hiệu lực: sổ đỏ, giấy tờ xe,…
Trường hợp nếu người bảo lãnh đang định cư tại Canada, bạn nên thông báo để họ sớm chuẩn bị thư bảo lãnh, giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân tộc, số dư tài khoản ngân hàng/quỹ tiết kiệm, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cố định, bản sao thẻ công dân,…
Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ du học Canada diện chứng minh tài chính chỉ là một phần trong điều kiện du học Canada.
Mặc dù con đường này không yêu cầu về kỹ năng ngoại ngữ hay đóng trước học phí lẫn sinh hoạt phí nhưng muốn chuyến du học có kết quả tốt hơn, bạn vẫn nên chuẩn bị cho mình một vốn tiếng Anh tốt, nhất là trong giao tiếp.
3. Nộp hồ sơ ở đâu và bao lâu thì có kết quả?
Hồ sơ chứng minh tài chính chỉ là một phần trong tập lớn hồ sơ xin Visa du học. Bên cạnh những chứng từ này, bạn cần chuẩn bị đủ giấy tờ tùy thân, các form xin Visa theo mẫu và giấy tờ nhập học. Để nộp hồ sơ theo diện CMTC có 2 hình thức là nộp online hoặc trực tiếp tại văn phòng CVAC tại Sài Gòn hoặc Hà Nội.
Với hình thức nộp trực tiếp, bạn sẽ nộp hồ sơ kèm theo hồ sơ xin Visa du học tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực Canada (Canada Visa Application Center – CVAC) địa chỉ liên hệ tại đây. Kết quả sẽ được trả về trong 40 đến 60 ngày làm việc kể từ lúc CVAC nhận được hồ sơ.
Với hình thức nộp online, các bước nộp hồ sơ du học Canada theo diện chứng minh tài chính như sau:
- Truy cập trang web của chính phủ Canada và tạo tài khoản trên đó
- Trả lời các bảng câu hỏi để xác nhận loại Visa cần làm
- Hoàn thành đơn lấy thông tin
- Tải xuống các form mẫu khai thông tin và hoàn tất bản khai.
- Thanh toán phí làm hồ sơ
- Đợi lịch hẹn ngày lấy thông tin sinh trắc học và kết quả visa.
Có chính sách hỗ trợ tài chính cho du học Canada?
Có khá nhiều bạn thắc mắc liệu có một chương trình nào đó giúp sinh viên du học Canada không cần CMTC. Điều đó hoàn toàn có thể nếu bạn tham gia vào các chương trình du học theo diện Student Direct Stream (SDS).
Tuy nhiên bù lại, bạn sẽ phải “cày” ngoại ngữ cật lực để đảm bảo IELTS không có kĩ năng nào dưới 6.0. Ngoài ra, gia đình cũng phải đóng trước 1 năm học phí, làm giấy chứng nhận GIC tại ngân hàng Scotia với hạn mức $10.000 CAD nếu bạn tham gia du học theo dạng visa nói trên.
Hoặc, để giảm tải sinh hoạt phí và áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tế, bạn có thể cân nhắc đến hình thức Co.op – chương trình vừa học vừa làm. Không chỉ giúp học viên được cọ xát với thực tế, Co.op hứa hẹn là nền tảng vững chắc để bạn định cư tại Canada sau này.
Thậm chí, ở những tỉnh bang như Saskatchewan, chính phủ bang còn hoàn trả lại 60% học phí nếu bạn hoàn thành một chương trình học bất kỳ và có thời gian làm việc 6 tháng tại đây.
Mức chi phí được hoàn trả có thể lên đến $25.000 CAD. Bạn có thể tham khảo xem tỉnh bang mình đang theo học có chương trình hoàn tiền cho sinh viên quốc tế hay không và điều kiện để áp dụng như thế nào.
- Giảm thiểu áp lực về ngoại ngữ và kiến thức cho học viên
- Được chọn trường học không giới hạn
- Không phải lo lắng về vấn đề nộp trước toàn bộ học phí và chi phí cho các dịch vụ y tế.
Tuy nhiên, nếu không cẩn thận và dự trù biến cố trong khâu chuẩn bị lẫn xét duyệt hồ sơ, bạn sẽ khó mà qua được ải chứng minh tài chính tại VAC.
Vậy nên, Trang hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ tích lũy nhiều tips hay ho hơn trong việc làm hồ sơ chứng minh tài chính.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về diện du học Canada chứng minh tài chính, đừng ngần ngại liên hệ với Maplelife để tìm câu trả lời ngay nhé.
Những câu hỏi thường gặp khi chứng minh tài chính du học Canada
1. Nếu đã bị từ chối visa du học vì tài chính thì có thể bổ xung giấy tờ để chứng minh tài chính thêm cho đơn cũ hay phải nộp lại đơn mới?
Với trường hợp từ chối tài chính bạn cần phải có thêm bằng chứng để chứng minh bạn đủ kinh phí đi học (chủ yếu là tiền gửi ngân hàng) đảm bảo bạn đủ cho toàn bộ một năm học bên đó. Xong bạn làm thư giải trình để thuyết phục với bao nhiêu đó + lãi ngân hàng + thu nhập từ cha mẹ trừ chi phí cuộc sống cho gia đình ở VN và vẫn đảm bảo đủ chi phí cho bạn đi học.
2. Nếu muốn du học theo chương trình trung học NSISP thì e có phải chứng minh tài chính không?
Theo quy định đối với các bạn theo học chương trình trung học, tiểu học đều bắt buộc phải chứng minh thu nhập, tài chính, tài sản. Việc không chứng minh tài chính chỉ áp dụng cho bậc học sau phổ thông thôi.
3. IELTS 6.5 vì speaking được 5.5 thì có nên chọn chứng minh tài chính du học Canada?
Nói chung đi bằng diện CMTC thì khó nói trước được, nhiều gia đình ngay cả có giấy tờ nhà đất hoặc có các hoạt động kinh doanh thu được tiền nhưng cái khoản chứng minh phải có nhiều giấy tờ liên quan khác mà thiếu thì coi như tài sản đó cũng không rõ ràng và thuyết phục được lãnh sự quán.
Điểm của bạn gần đạt rồi thì chỉ cần dành chút thời gian cố chút cho tăng cao khả năng, IELTS từ 6 lên 7 là cả sự khác biệt nhưng 5.5 lên 6 thì mình thấy sẽ dễ với bạn hơn.
Nếu bạn không tìm ra được câu trả lời hay chương trình di trú phù hợp với bạn, hãy liên hệ ngay với Maplelife để được tư vấn cụ thể.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn sưu tầm : Hướng Dẫn Du Học Canada Diện Chứng Minh Tài Chính – IGC Immigration (igocanada.ca)